Di Sản Của Gia-cốp - Tan Vỡ Trước Khi Phước Hạnh

Article Index

  • Tan Vỡ Trước Khi Phước Hạnh

    Sau hai mươi năm, Gia-cốp không học được bao nhiêu. Sau hơn hai mươi năm là Cơ Đốc nhân, tôi không học được nhiều như mình nên học. Có nhiều hơn về “Gia-cốp” ở một số người chúng ta so với những kẻ khác. Nhưng tôi sẽ nói với bạn rằng bạn càng

    thông minh, càng được giáo dục, càng tài giỏi, khả năng kinh doanh của bạn càng tốt, Đức Chúa Trời sẽ đập vỡ đời sống bạn càng khó khăn hơn.

    Hãy nghĩ đến cậu bé mang cho Chúa Jesus phần ăn trưa của mình (Gi. 6:9). Cậu bé từ Ga-li-lê trao phần ăn trưa của mình cho Chúa Jesus, Ngài lấy bánh, ban phước, bẻ ra rồi phân phát cho người khác. Chúng ta muốn Chúa sử dụng khả năng thiên nhiên của mình—bất cứ gì chúng ta có? “Lạy Chúa, xin ban phước cho con!” Ngài sẽ ban phước cho bạn. “Lạy Chúa, xin hãy sử dụng con!” Ngài sẽ sử dụng bạn. Nhưng trước khi Chúa có thể sử dụng bạn, và sau khi Ngài ban phước cho bạn, có yếu tố kín giấu: Đức Chúa Trời chẳng ban phước cho người mà Ngài không đập vỡ, và Chúa không sử dụng kẻ Ngài chẳng đập vỡ. Cậu bé không có gì nhiều, thật dễ dàng để cậu bị đập vỡ. “Lạy Chúa, con có bằng Ph.D. (tiến sĩ).” “Con đã mất ba mươi năm gây dựng doanh nghiệp nầy.” Chúng ta có thể thấy khó khăn thể nào để người đó bị tan vỡ. Họ sẽ là “Gia-cốp.” Kẻ nào càng có nhiều, Đức Chúa Trời sẽ đập vỡ đời sống họ càng khó khăn hơn.

    Giá trị Đức Chúa Trời đối nghịch với giá trị của thế gian. Trước hết, kẻ có lợi thế thì khó được cứu hơn người có hoàn cảnh bất lợi. Người đơn giản hơn, nghèo khó hơn, phải được cứu dễ dàng hơn, bởi không có đất cho kẻ kiêu ngạo. Thứ nhì, sau khi một người được cứu, họ càng yếu đuối Chúa sẽ càng uốn nắn họ dễ dàng hơn. Thứ ba, càng có nhiều, họ càng phải chịu trách nhiệm hơn. Chúa ban cho họ nhiều khả năng thiên nhiên hơn, vì vậy Ngài trông đợi họ nhiều hơn. Chúa trông đợi nhiều hơn, do đó họ sẽ trải qua thử thách tồi tệ hơn, trước khi Ngài có thể sử dụng họ. Giá trị Chúa luôn là đối nghịch.

    Thế gian nói, “tôi muốn tiền bạc, đặc quyền, lợi thế,” nhưng khi Chúa ban cho các điều đó thì sẽ càng khó được cứu—không phải bởi Ngài lựa chọn, bèn theo bản chất sa ngã chúng ta. Sự phá vỡ của Đức Chúa Trời sẽ khó khăn hơn, nhưng không chỉ vậy, những kẻ Ngài phá vỡ sẽ phải chịu trách nhiệm hơn. Hãy xem Phao-lô; ông được giáo dục, Phi-e-rơ thì không. Chúa dùng Phao-lô nhiều hơn Phi-e-rơ, nhưng hãy nhìn vào thể nào sự tan vỡ trong đời sống Phao-lô tồi tệ hơn của Phi-e-rơ. Một số người có nhiều hơn, Chúa sẽ càng đập vỡ họ và bắt họ chịu trách nhiệm hơn. Giá trị Chúa thì luôn đối nghịch với giá trị con người. Có nhiều “Gia-cốp” ở một số người chúng ta hơn những kẻ khác. Thế nhưng, bất chấp vi phạm và mưu mô của ông, Chúa vẫn yêu thương ông.

    Có sự kiện nào đó trong cuộc đời Gia-cốp bất kể những gì ông làm, ông thấy Chúa bày tỏ chính mình Ngài theo cách cá nhân: “Gia-cốp, Ta đã yêu thương, lựa chọn, kêu gọi ngươi, và mang ngươi xa điều nầy, Ta sẽ dẫn dắt ngươi phần đường còn lại.” Ân điển Đức Chúa Trời thật kỳ diệu, phải không? Bất kể bao nhiêu lần chúng ta khoe khoang khoác lác, bất kể bao nhiêu lần chúng ta sa ngã và dại khờ, sẽ có những lần trong cuộc đời tín nhân, khi Chúa bày tỏ chính mình Ngài theo cách cá nhân, và phán: “Dù thế nào đi nữa Ta cũng yêu thương, lựa chọn, kêu gọi ngươi —Ta sắm sẵn cho các ngươi một nơi mà Ta sẽ dắt các ngươi đi, và các ngươi sẽ ở đó dù các ngươi có thích hay không.”

    “Tôi tin chắc rằng Ðấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Ðức Chúa Jêsus Christ” (Phi-líp 1:6).

    Hãy giữ mình, đừng tái phạm tội—Chúa sẽ đến với bạn nơi đó. Nhưng giờ đây chúng ta đi đến đêm tối của linh hồn.